Tịnh Tông Nhập Môn
Trích đoạn
Điểm quan trọng của hành môn
Làm người con Phật có ba điều quan trọng phải làm trong đời sống hàng ngày, không thể làm thiếu được:
1. Thứ nhất là đọc tụng
Đọc kinh là cầm kinh trước mặt mà đọc. Khi bạn học thuộc lòng rồi, không cần coi kinh mà cũng có thể nói ra thì gọi là tụng.
Đọc và tụng có mục đích gì? Không quên lời dạy của Phật, luôn luôn ghi nhớ lời dạy này trong lòng, nhớ những gì nên làm và những gì không nên làm.
2. Thứ hai là tu hành
Tu hành là lúc chúng ta khởi tâm động niệm, nếu tâm niệm này Phật không cho thì khi khởi lên chúng ta phải lập tức đem nó đổi trở lại, . Tu là sửa đổi, hành là hành vi. Tư tưởng, kiến giải, hành vi, lời nói nếu có lỗi lầm (lỗi lầm này là lấy lời dạy của Phật làm tiêu chuẩn) thì đem những lỗi lầm này sửa đổi lại, đó gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu ở chỗ khởi tâm động niệm, ở trong lời nói hành động, phải thường giác ngộ, phải biết được lỗi lầm của mình.
3. Diễn thuyết cho mọi người biết
Diễn là biểu diễn, chữ này được dùng rất nhiều trong những buổi nói chuyện của chúng ta. Phật Bồ Tát là gương tốt nhất cho chúng sanh hữu tình trong chín pháp giới.
Thuyết là là giảng kinh thuyết pháp, sự giảng kinh thuyết pháp này có phạm vi rất rộng lớn. Trong kinh thường nói không phải kêu bạn giảng toàn bộ kinh, bất kể khi gặp người nào thì giảng một câu kinh, nửa bài kệ khuyên người ta; khi thiện căn chín muồi thì khuyên người niệm Phật; nếu thiện căn không đầy đủ thì khuyên người ta dứt ác tu thiện, tự cầu phước đức cho mình.
(Hòa thượng Tịnh Không)
Pháp Nhĩ Như Thị
"Nội dung của giáo dục có bốn loại. Bốn loại này, trên thực tế giáo dục gia đình là đã học từ nhỏ. Luân lý, luân lý là coi trọng quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa người với môi trường tự nhiên, quan hệ giữa người với trời đất quỷ thần, đây là luân lý. Thứ hai là đạo đức. Đạo đức chính là làm sao cư xử tốt đẹp với những quan hệ này. Cư xử tốt đẹp tại sao gọi là đạo đức vậy? Đạo là quy luật của tự nhiên, không hề có một chút miễn cưỡng. Tình thân ái giữa con cái với cha mẹ là tự nhiên, không mảy may miễn cưỡng. Bạn thấy, khi trẻ con vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ chăm nom chúng là điều tự nhiên, không phải miễn cưỡng. Bạn thấy, trẻ con vừa hơi lớn, ba-bốn tháng, hiện nay chúng ta thấy nửa tuổi, thời trước đây thật sự có thể thấy đến ba tuổi, tình thương của nó đối với cha mẹ. Lớn lên nữa thì biến chất rồi. Tại sao biến chất vậy?
(...) Cho nên chúng ta thường hay nói tự thương mình. Tự thương mình là thương cái gì vậy? Thương cái thiện căn, phước đức, nhân duyên mà ta tích lũy nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, ta phải thương cái này. Bạn tự thương mình thì bạn không thể bị ngoại cảnh mê hoặc. Bị ngoại cảnh mê hoặc là bạn không tự thương mình. Tự thương mình sau đó mới có thể thương người, mới có thể yêu người khác. Người không biết tự thương mình, họ làm sao mà thương người khác, đâu có cái đạo lý này. Yêu người của Phật pháp là đại từ đại bi, tự thương mình là thanh tịnh bình đẳng giác. Làm sao gìn giữ tâm thanh tịnh của mình, gìn giữ tâm bình đẳng của mình, gìn giữ tâm giác chứ không mê của mình, đây gọi là tự thương mình. Từng giây từng phút, niệm niệm dùng tâm chân thành ứng xử với người với vật, người này là biết tự thương mình."
(Hòa thượng Tịnh Không)
Tinh Nghiệp Tam Phước
Trích đoạn
Mục đích của đọc kinh là gì?
Mục đích là tu định, khai mở trí tuệ. Cho nên đọc tụng đại thừa là tu hành, quy quy củ củ, y theo phương pháp, y theo nghi quy mà làm, làm cho tâm cung kính của chính mình hiển lộ ra.
Cái gì gọi là Niệm Phật Tam Muội?
Ngay đến danh từ này bạn cũng chưa rõ ràng. Cái gì gọi là Niệm Phật? Mỗi ngày cầm lấy tràng hạt niệm,,,...thì gọi là Niệm Phật sao? Trong tâm thì nghĩ tưởng lung tung, cổ đức đã nói: "Mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, đau mồm rát họng chỉ uổng công". Tại sao vậy? "Miệng Di Đà tâm tán loạn", như vậy thì không có ích gì.