Trọn bộ 5 cuốn Đại Cương kinh Hoa Nghiêm
- Bước đầu vào đạo: Tu Hoa Nghiêm thập tín : 140 trang
-Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Hiền Thũ - Đườngvào đạo Vô Biên : 645 trang
-Kinh Hoa Nghiêm PhẩmTịnh Hạnh : 356 trang
-Như Lai Hiện Tướng : 240 trang
Đây là phần giới thiệu cuốn
Là Phật tử thì ít nhiều ai cũng có nghe qua tên kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh dài vô cùng trong kho tàng chân lý nhà Phật. Vì quá dài, nên đôi khi thật khó đọc và nghiên cứu. Cuốn Đại Cương kinh Hoa Nghiêm là một phần trong nhiều tập sách nghiên cứu và tìm hiểu về kinh. Ý nghĩa từng phẩm của kinh thì được giải thích trong những tập sách khác dưới tựa đềLược giải kinh Hoa Nghiêm.Riêng cuốnĐại cươngnày, mục đích chính là trình bày cho dễ hiểu những triết lý cao sâu của kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm được Phật giảng trong 9 hội. Trong tập 1 này, chỉ bàn riêng về ý nghĩa tổng quát của kinh và chú trọng vào ý nghĩa của hội thứ nhất. Sách chia làm năm chương:
Chương đầu: Nói về những khái niệm căn bản nhất như ý nghĩa của tên kinh, người thuyết pháp, tông chỉ, thú hướng, đại ý, bố cục của kinh.
Chương thứ hai: Nói sơ về nội dung tu hành chủ yếu mà kinh xiển dương: Bồ tát đạo. Phần này bàn về phát bồ đề tâm, sửa đổi thái độ và cái nhìn, phương tiện để tu đạo Bồ tát.
Chương thứ ba: Nói về nội dung của hội thứ nhất trong chín hội Hoa Nghiêm. Phần này bàn về ý nghĩa của tên hội, đặc tính của một vị Phật và đức hạnh của vị hội chủ, tức là ngài Phổ Hiền. Qua đó trình bày ba bước tu căn bản nhất mà hội này dạy.
Chương thứ tư: Là phần mở rộng, mục đích chính 3 nói tới phương tiện ứng dụng của chân tâm để phá vỡ điểm mù, ảo ảnh và cái nhìn sai lầm khi tu. Do đó sẽ đề cập tới giáo pháp từ hào quang của Phật, qua đó sẽ thấy sự độc đáo của kinh Hoa Nghiêm: giáo pháp là một hệ thống tu hành vô cùng hoàn chỉnh và hợp IV.
Chương thứ năm: Nói về sáu căn và tám thức. Đây là những kiến thức căn bản nhất, giúp thấu hiểu sự biến hóa và tiến hóa của tâm khi tu hành.
Sách cố gắng đề cập đến cách áp dụng, phương thức tu hành, khi thích hợp. Những triết lý nổi tiếng của kinh như lý trùng trùng duyên khởi, sự sự vô ngại: lục tướng, thập huyền... đều được bàn tới qua hình thức gián tiếp. Thực trạng nào trong đời sống và xã hội liên quan tới đạo lý kinh giảng, đều được ít nhiều đề cập đến, với mục đích là lấy tay chỉ mặt trăng.