banner-topbar

Chữ Hiếu Trong Đạo Phật

Mã sản phẩm: 896456242 Tình trạng: Còn hàng Nhà xuất bản: No Brand
30,000₫
  • Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100% chính hãng
  • Giao hàng dự kiến: 
Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00 Giao hàng dự kiến:
    Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00
  • Hỗ trợ 24/7
Với các kênh chat, email & phone Hỗ trợ 24/7
    Với các kênh chat, email & phone

Mô tả

Quyển "Chữ Hiếu trong đạo Phật" này gồm những bài nghiên cứu và thuyết giảng về chữ Hiếu của hai vị Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Minh Châu mà chúng tôi sưu tập: Ý nghĩa lễ Vu-lan, Những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu trong kinh tạng Pali, những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu theo Hán tạng, và Người Việt Nam thương mẹ kính cha qua ca dao tục ngữ Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu, Nhớ Vu-lan, Rằm tháng Bảy, Người xuất gia và Hiếu hạnh, Cha lành con thảo cùng một số lời tưởng niệm của Hòa thượng Thích Thiện Siêu.

Những bài này được viết và thuyết giảng nhân các dịp lễ Vu-lan Rằm tháng Bảy. Bài viết đôi khi cách nhau một khoảng thời gian rất xa, bài viết lâu nhất là năm 1950, bài mới nhất là năm 2005. Tài liệu sử dụng do đó cũng đa dạng: Bài Người Việt Nam thương mẹ kính cha dựa vào các câu ca dao tục ngữ Việt Nam, bài những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu trích trong kinh tạng Pali và kinh tạng Hán văn, các bài Nhớ Vu-lan, Rằm tháng Bảy, Ý nghĩa lễ Vu-lan, Người xuất gia và Hiếu hạnh, chữ Hiếu trong đạo Phật, Cha lành con thảo đều trích dẫn từ kinh tạng Hán văn. Tuy vậy, nội dung đều có sự nhất quán; và, đối với người Phật tử Việt Nam, chữ Hiếu luôn luôn là chữ Hiếu, dầu có dựa vào xuất xứ nào, nằm vào thời đại nào và trình bày dưới hình thức nào.

Cả hai vị Cố Đại lão đều là những bậc Tôn tượng, Sơn môn bảo chướng của Thiền lâm Phật giáo Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, là những người giáo dục, dịch giả, luận gia các kinh điển Phật giáo, đã có hàng chục năm sát cánh bên nhau trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp phổ độ quần sinh.

Sản phẩm đã xem

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng