LỜI GIỚI THIỆU
Hiện tượng luận Phật giáo (Buddhist Phenomenology) là công trình khảo cứu về Tâm lý và Triết học thông qua tư tưởng của Du-già hành tông Phật giáo (Yogācāra Buddhism) và Thành duy thức luận (Ch’eng Weishih lun) của tác giả Dan Lusthaus. Tác phẩm này đã được giới nghiên cứu Phật học đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi mới xuất bản lần đầu vào năm 2002 trên thế giới, sau đó được tái bản nhiều lần. Dịch giả Thích Nhuận Châu được sự ủy quyền và sự cho phép của tác giả tiến hành dịch ấn phẩm này với tên tiếng Việt "Hiện tượng luận Phật giáo" và in ấn phát hành tại Việt Nam.
Hiện tượng luận Phật giáo là tác phẩm rất cần thiết cho giới nghiên cứu Phật học muốn tìm hiểu chuyên sâu về Tâm lý học Phật giáo, đặc biệt tăng ni sinh Học viện. Dan Lusthaus đã soạn thảo một giáo trình về Duy thức học, hiểu về sự vận hành của tâm theo một trình tự sơ đẳng đến nâng cao. Thông qua tác phẩm này có thể giúp cho người mới tiếp cận giáo lý của Đức Phật dễ dàng đón nhận vì có một hệ thống minh bạch. Đối với các độc giả sơ khai khi tiếp cận giáo lý Duy thức học giống như kẻ lữ hành lạc lối giữa đại dương mênh mông mà không có bản đồ định hướng. Tác phẩm này như một chiếc bè nhằm giúp cho độc giả ấy vượt qua đại dương mênh mông giáo pháp, hay như một bản chỉ dẫn đưa họ tìm ra lối thoát của rừng chữ nghĩa vốn cô đọng thâm sâu của Luận tạng. Hơn thế nữa, Hiện tượng luận Phật giáo sẽ cống hiến cho người đã làm quen với giáo lý Duy thức nhưng còn mơ hồ về triết lý và ứng dụng thực tiễn. Độc giả có thể nắm bắt được nghĩa lý trong Duy thức học và các bộ luận khác thuộc về Du-già hành tông, rồi từ đó họ có thể chiêm nghiệm để thấy biết sự vận hành của tâm một cách dễ dàng. Như vậy, tác phẩm này đóng góp về cả phương diện đại chúng và giới nghiêm cứu hàn lâm học thuật.
Nghiên cứu triết học về Du-già hành tông (Yogācāra) Phật giáo và Thành Duy thức luận (Ch’eng Weishih lun) của DAN LUSTHAUS
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Việt
CHƯƠNG I. PHẬT GIÁO VÀ HIỆN TƯỢNG LUẬN Buddhism and Phenomenology
Từ khởi thủy, đạo Phật đã nhắc nhở chúng ta rằng mình là chúng sinh. ‘Chúng sinh’ có nghĩa là có ý thức, có cảm giác, để nhận biết, để nhận thức. Chúng ta được cấu thành bởi phương thức để đáp ứng và thể hiện các cảm nhận của chúng ta. Không có bất kỳ tư tưởng, cảm giác, ý tưởng, ký ức, hay kiến thức nào mà không đến với chúng ta qua ý thức của mình. Bạn đều không biết thứ gì ngoài những cái bạn đã phân biệt (vijñapti) được qua cảm giác, lĩnh vực của kinh nghiệm từ các giác quan. Tâm (mind), theo Phật giáo, chỉ là một giác quan khác, là cơ quan nhận ra một dạng đặc biệt đối tượng các giác quan gọi là pháp (dharma), có nghĩa là các nhân tố của kinh nghiệm, tức tư tưởng.
Đạo Phật cho rằng chúng ta thường xuyên và không ngừng hiểu sai kinh nghiệm của mình, vì thiếu nội quán vào kinh nghiệm. Diễn dịch sai lầm của chúng ta bị tác động bởi chính tham lam, sợ hãi và lo âu của chính mình. Theo Du-già hành tông (Yogācāra), kinh nghiệm từ giác quan thì không thường hằng, mà thường chuyển biến (pariṇāma, pravṛtti) trong từng thoáng chốc. Trong dòng ý thức bập bềnh tương tục (vijñāna-santāna) nầy, chúng ta có khuynh hướng ấn định hai hằng số, chống lại và qua cái chúng ta nhận biết, rồi đánh giá tất cả những gì mình đã cảm nhận.
Chúng ta diễn dịch nhiều cách khác nhau về kinh nghiệm cảm giác của mình qua ý nghĩa của ngã (ātman) (một chứng nhân hay người quan sát bất biến, độc lập) và pháp (dharma) (tác động, quyết đoán, và tình huống ‘khách quan’). Mà quên rằng những hằng số được cho là đúng nầy đều là biến kế sở chấp (pari-kalpita) thông qua nỗ lực đè nén những sân hận và sợ hãi vốn thường thay đổi, bất thường, không chắc chắn, không ổn định, và cái chết đang trỗi dậy bên trong, chúng ta đầu tư cho những hằng số được mình phát minh nầy với một ý nghĩa và tính thiêng liêng cao tột. Tham muốn – vốn luôn luôn là biểu hiện của niềm khao khát những gì bây giờ sẽ trở thành cái gì đó trong tương lai – đã tạo tiền đề cho những hằng số nầy tác động đến những gì chính nó sẽ bám víu và dự liệu cho tiến trình hướng đến ‘cái gì khác.’

Specifications of Bộ sách 2 quyển - Hiện tượng luận Phật giáo ( Bìa cứng)