- Tất cả sản phẩm
- KINH PHẬT
- LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
- Lịch sử văn học
- Pháp môn Tịnh độ - Hòa thượng Tịnh Không
- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
- SÁCH CỜ VUA - CỜ TƯỚNG
- SÁCH HAY
- SÁCH KINH DOANH
- SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
- SÁCH LỊCH SỬ
- SÁCH THIẾU NHI
- SÁCH ĐÔNG Y - TÂY Y
- SÁCH MỚI
- SÁCH ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH
- SÁCH MỚI PHÁT HÀNH
- TỦ SÁCH OSHO
- SÁCH NGUYỄN HIẾN LÊ
- TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
- PHẬT HỌC ỨNG DỤNG
- TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
- SÁCH HỌC LÀM NGƯỜI
- SÁCH THỰC DƯỠNG
- CÂU CHUYỆN PHẬT PHÁP
- TỦ SÁCH HIẾU ĐẠO
- TỦ SÁCH VỀ THIỀN
- TRIẾT HỌC
- PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
- PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
- PHÁP MÔN THIỀN
- PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hot line: 08 39 830 831
Danh mục
- Tất cả sản phẩm (167)
- KINH PHẬT (16)
- LỊCH SỬ PHẬT GIÁO (11)
- Lịch sử văn học (14)
- Pháp môn Tịnh độ - Hòa thượng Tịnh Không (11)
- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY (8)
- SÁCH CỜ VUA - CỜ TƯỚNG (0)
- SÁCH HAY (4)
- SÁCH KINH DOANH (0)
- SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI (0)
- SÁCH LỊCH SỬ (0)
- SÁCH THIẾU NHI (0)
- SÁCH ĐÔNG Y - TÂY Y (2)
- SÁCH MỚI (62)
- SÁCH ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH (118)
- SÁCH MỚI PHÁT HÀNH (18)
- TỦ SÁCH OSHO (16)
- SÁCH NGUYỄN HIẾN LÊ (27)
- TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO (6)
- PHẬT HỌC ỨNG DỤNG (24)
- TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT (19)
- SÁCH HỌC LÀM NGƯỜI (20)
- SÁCH THỰC DƯỠNG (15)
- CÂU CHUYỆN PHẬT PHÁP (21)
- TỦ SÁCH HIẾU ĐẠO (4)
- TỦ SÁCH VỀ THIỀN (7)
- TRIẾT HỌC (9)
- PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (42)
- PHẬT GIÁO TÂY TẠNG (10)
- PHÁP MÔN THIỀN (29)
- PHẬT HỌC PHỔ THÔNG (7)
Trang Tử Nam Hoa Kinh - Nguyễn Hiến Lê
Trang Tử Nam Hoa Kinh - Nguyễn Hiến Lê
Năm xuất bản 2017
Tình trạng: Còn hàng
Kích thước 14,5x20,5
Số trang 568
Tình trạng: Còn hàng
Kích thước 14,5x20,5
Số trang 568
115.000 VNĐ 145.000 VNĐ
Giá chưa có VAT: 115.000 VNĐ
Giá chưa có VAT: 115.000 VNĐ
Trang Tử Nam Hoa Kinh - Nguyễn Hiến Lê
Vài lời thưa qua trước.
Trước ngày 30-04-1975, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có một trăm tác phẩm được xuất bản và mười tác
phẩm khác chƣa in: Tôi tập viết tiếng Việt, Đời nghệ sĩ, Con đường thiên lí, Một mùa hè vắng bóng
chim, Những quần đảo thần tiên, Gogol, Tourguéniev, Tchékhov, Lịch sử văn minh Trung Quốc,
Trang tử. Mười tác phẩm đó được cụ đã giới thiệu sơ lược trong Hồi kí (Phần VI: Từ ngày giải
phóng (1975-81), chương XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Sửa lại bản thảo chưa in); riêng cuốn Trang
tử cụ viết như sau:
“
“Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tư tưởng của Lão tử mới được phổ biến mạnh: chỉ giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng như hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dƣới đời Tống đều mang dấu vết của Trang[1]. Ở nƣớc ta ông Nguyễn Duy Cần đã giới thiệu học thuyết của Trang, nhưng chỉ dịch ít chương trong Nội thiên, Nội thiên và Tạp thiên[2]; lại không đặt chân nguỵ của những thiên đó, cho nên cho nên gán cho ông vài tư tưởng không thực của ông. Ông nhằm mục đích phổ thông hơn khảo cứu. Người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong bộ Trang tử (cũng có tên là Nam Hoa Kinh[3]) là Tô Đông Pha đời Tống. Sau ông, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều. Đại khái ngày nay ai cũng nhận rằng Nội thiên là của Trang tử (trừ một số bài), còn Nội thiên và Tạp thiên là của người đời sau.
.....
[1] Cũng trong Hồi kí, cụ cho biết thêm: “Có thể như Lâm Ngữ Đường nói, nhờ Lão Trang dân tộc
Trung Hoa tuy nghèo khổ mà vẫn yêu đời, tinh thần được quân bình không thác loạn như người Âu
giàu gắp 10, gắp 100 họ”. [Goldfish].
[2] Trong bộ Trang tử - Nam Hoa kinh gồm hai tập (về sau gọi tắt là bản Nguyễn Duy Cần), cụ
Nguyễn Duy Cần chỉ dịch 6 thiên trong Nội thiên (bỏ thiên Nhân gian thế), còn Ngoại thiên và Tạp
thiên cụ chỉ “trích yếu” mà thôi. Ngoài bộ đó, cụ còn có cuốn Trang tử tinh hoa. [Goldfish].
[3] Có người cho rằng: theo Từ điển Thành ngữ Trung Quốc thì Nam Hoa là tên một hòn núi ở Tào
Châu thuộc nước Tống thời xưa. Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa,
ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi
là Nam Hoa kinh, đời sau người ta gọi là "sách Trang Tử". [Goldfish].
Trang tử kém Mạnh tử khoảng mƣời tuổi, sống ở giữa thời Chiến Quốc (-403 -221). Ông sanh vào
khoảng -360, trên 40 năm sau khi thời đại loạn đó bắt đầu, và 60 năm sau ông mất, nó cũng chấm
dứt. Vậy ông chứng kiến được hầu hết những biến chuyển lớn của thời đó: Tần dùng Vệ Ưởng để
biến pháp mà hùng cường lên, xưng bá (-343) rồi xưng vương (-325); sáu nƣớc kia (Yên, Triệu, Hàn,
Nguỵ, Tề, Sở) bèn hợp tung để chống Tần (-333), nhƣng phe hợp tung mau tan (-332), Trương Nghi
đề nghị thuyết liên hoành (-331) để liên hiệp lục quốc mà tôn Tần, do đó mà Tần lại càng mạnh
thêm, thắng được Nguỵ, Hàn, Sở, rồi xưng đế (-288), diệt Tống, ức hiếp Triệu. Trước khi mất, chắc
Trang tử đã đoán được xu thế của thời đại; thế nào rồi Tần cũng sẽ thay Chu, làm thiên tử mà thống
nhất Trung Quốc.
Nhƣ trong Chiến Quốc Sách1[1] trang 10, chúng tôi đã nói, sự dùng năm -403 để phân chia hai thời
Xuân Thu và Chiến Quốc không dựa trên một biến cố nào quan trọng (năm đó chỉ là năm lên ngôi
của Uy Liệt vương nhà Chu), mà lịch sử và xã hội Trung Hoa suốt hai thời kì Xuân Thu và Chiến
Quốc biến chuyển liên tục, không hề gián đoạn, từ chế độ phong kiến tới chế độ quân chủ chuyên
chế, từ tình trạng phân li tới tình trạng thống nhất.
Tuy nhiên, xét chung, chúng ta vẫn thấy hai thời đó có nhiều điểm khác nhau:
1. Xuân Thu là thời các vị bá chủ (như vua Hoàn công nước Tề) mượn uy danh của Thiên tử, tức vua
Chu mà ra lệnh các chư hầu; Thiên tử thời đó tuy không có quyền, nhưng còn danh phận, các vị bá
chủ chưa dám khinh; thời Chiến Quốc, trái lại, các vua nước lớn như Tần, Tề, Nguỵ, Sở… đều xưng
vương, chẳng coi Thiên tử ra gì cả;
1 [1] Nguyên văn: dĩ kì trí chi sở tri dưỡng, kì trí chi sở bất tri. Mỗi sách giảng một khác. Sách thì
cho cái trí tuệ không thể biết được là tinh thần, sách lại cho là thân thể ta tuy nhỏ mà gồm cả vũ trụ;
sách khác cho là thọ mệnh; sách khác nữa bảo là đừng để cái vô bờ bến làm khốn mình.
Sản phẩm cùng loại
© 2019 Nha Sach Hoa Sen.