

SÁCH MỚI XUẤT BẢN


Chữ Phật lý coi vậy mà rất khó định nghĩa một cách chính xác, đại để chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản không thuyết phục lắm, Phật lý là những thuyết lý, những lý lẽ mà chư Phật và Tổ sư dùng để xiển dương Phật pháp. Nếu Phật giáo không thể thiếu Phật pháp thì Phật pháp cũng không thể thiếu Phật lý, cả hai tuy hai mà một, tuy khác mà giống, không có Phật pháp thì Phật lý không có chỗ nương tựa, còn không có Phật lý thì Phật pháp thiếu phương tiện để triển khai.
|
Vậy Phật lý qua Liêu Trai có nghĩa hạn hẹp là những lý lẽ Phật giáo xuyên qua những truyện Liêu Trai của danh sĩ Bồ Tùng Linh.
Thông thường khi nói đến Phật lý thì người ta nghĩ ngay đến những lý lẽ Phật pháp cao siêu bí ẩn nằm trong kinh giáo hoặc ngữ lục Thiền tông dưới dạng giáo điều nghiêm mật chẳng thể dễ gì hiểu được một cách rốt ráo và chính xác. Cho nên dù người ta học ở trình độ nào cũng luôn đau đầu nhức óc vì Phật lý.
Thật ra Phật pháp mênh mông như biển rộng trời cao nên Phật lý cũng đa hình đa dạng và luôn thích nghi với tâm cảnh của mọi chúng sanh. Do đó bên cạnh những Phật lý phần nào mang tính giáo điều nằm trong kinh luận bí tàng sâu thẳm của ba tạng, mười hai phần giáo thì cũng có những Phật lý giản dị dễ thấu triệt trong đời thường, trong những cảnh giới thật “con người” như tình yêu trai gái, không chỉ của cõi người mà còn cả cõi ma mị, yêu quái mộng mơ.
Ngài Hàng Ma thật chí lý khi phát biểu “Có Phật là có ma”, tôi xin uống mật gấu nói lếu theo “Có đạo pháp trang nghiêm thì phải có tình ái bay bướm mộng mơ!” và đây là điều chúng tôi trải nghiệm sau một đời nghiên cứu Phật kinh sâu sắc mầu nhiệm và truyện Liêu Trai lãng mạn.

Phẩm thứ sáu chân thật là trung tâm của toàn Kinh, đây là phẩm quan trọng nhất. Phẩm Kinh này là Bổn sư A Di Đà Phật chính miệng tuyên nói, Thích Ca Thế Tôn vì chúng ta chuyển thuật. Chuyển thuật của Thế Tôn cũng giống như A Di Đà Phật đích thân diễn nói, không có gì khác. Toàn Kinh, thực tế mà nói, chính là giải thích cho phẩm Kinh này mà thôi, cho nên chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, “Kinh Vô Lượng Thọ” từ đầu đến cuối, 48 phẩm này mỗi câu mỗi chữ đều có liên quan với 48 nguyện, cũng chính là nói mỗi câu mỗi chữ đều là nói rõ 48 nguyện, giảng giải của 48 nguyện.
Phật thuyết Đại thừa vô lượng thọ thang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh giảng giải (quyển 6)
SÁCH SẮP XUẤT BẢN

Kinh văn: “Long vương! Cử yếu ngôn chi, hành thập thiện đạo, dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất thiết, Phật pháp nghĩa lợi, mãn túc đại nguyện.
Công đức lợi ích mà từ đây trở về sau nói chính là điều thứ nhất phía trước chúng ta đã đọc đến “hành thập thiện, bố thí, dĩ thí trang nghiêm cố”, được lợi ích là “thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt”. Đây là nói lợi ích tổng quát, từ đoạn kinh văn này trở xuống đều là nói tổng quát, chứ không nói tỉ mỉ từng điều, từng điều nữa.
( kinh Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh quyển 4) sắp xuất bản


Kính bạch quý Sư Thầy, Sư Cô, Đạo hữu, Đọc giả xa gần. Nhà sách chúng con rất vinh hạnh được đồng hành cùng Quý vị trên con đường hoằng pháp. Để cho mọi người hiểu được Giáo Pháp của Nhà Phật. Chúng con xin được hoan hỷ trợ duyên ấn tống kinh sách.
KINH TỤNG PHỔ THÔNG
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
KINH LƯƠNG HOÀNG SÁM
KINH NHẬT TỤNG
KINH ĐỊA TẠNG
KINH DƯỢC SƯ
KINH VU LAN BÁO HIẾU
CHÚ ĐẠI BI
CHÚ DƯỢC SƯ
KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI